[Chữa trị mụn] Cách làm sạch mụn tại nhà

Với các nguyên liệu dễ kiếm, bạn có thể tự làm một mẻ mỹ phẩm chữa trị mụn tại nhà qua 4 bước đơn giản.



  • Để làm một sản phẩm trị mụn, bạn cần tìm các loại dầu có khả năng diệt khuẩn, điều trị các vùng da bị viêm nhiễm.
  • Theo đó, dầu castor, dầu jojoba, dầu tràm và dầu cây trà đều là những nguyên liệu cần thiết để tạo một sản phẩm có tác dụng như vậy. Trong đó, dầu castor có khả năng diệt khuẩn rất mạnh. Còn dầu jojoba chứa nhiều vitamin E tốt cho da, sử dụng cho nhiều loại da, kể cả da nhờn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị sáp ong.
  • Chúng có khả năng kháng viêm nhẹ, được sử dụng để tạo độ cứng cho thanh trị mụn. 
  • Sản phẩm tự chế này có thể để trong vòng 18 tháng. Dưới đây là video hướng dẫn làm thanh trị mụn tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

cach lam sach mun tai nha



* Trích lược từ video:

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:

- Sáp ong trắng: 6g

- Dầu castor: 5g

- Dầu jojoba: 11g

- Dầu tràm: 1g

- Một ít phẩm xanh rêu, kẽm oxit (không bắt buộc)

- Cốc thủy tinh, thìa khuấy, cân tiểu ly, lò vi sóng

Thực hiện:

Bước 1: Cân sáp ong và dầu jojoba

Sau đó đun hỗn hợp trong lò vi sóng ở nhiệt độ nhẹ khoảng 3-5 phút.

Bước 2: Pha màu

Pha trước một lượng màu xanh và kẽm oxit với dầu castor.

Bước 3: Trộn hỗn hợp

Sau khi sáp ong và dầu jojoba đã tan chảy, đổ tinh dầu tràm và tinh dầu cây trà vào, đồng thời đổ thêm hỗn hợp màu, khuấy đều.

Bước 4: Đổ khuôn.

Cách trị mụn bọc hiệu quả nhất

Một trong những loại mụn lớn nhất và gây đau nhức cho các bạn chính là mụn bọc. Nó được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau và sau đây là một số cách nhận biết cũng như điều trị mụn bọc tốt nhất.



Nguyên nhân gây ra mụn bọc


  • Đây chính là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên, theo các chuyên gia thì mụn chịu tác động của 2 yếu tố chính là nội tiết tố và các vi khuẩn sống ở nang lông.

  • Mụn bọc thường xuất hiện chủ yếu ở mặt, lưng và một số bộ phận khác trên cơ thể. Lúc đầu chúng chỉ là những cục sần, cứng có màu đỏ và khá nhỏ, sau lớn dần lên, phát triển riêng rẽ hoặc liên kết lại thành mảng. Tiếp đến mụn bọc mềm dần, trở nên mọng và khi vỡ ra thì chảy mủ máu. Chưa hết, sau khi khỏi còn có thể để lại sẹo lõm trên da, gây mất thẩm mỹ cho các bạn.

Những điều cần biết về phẫu thuật căng da mặt

Những điều cần biết về phẫu thuật căng da mặt

Tác giả : BS. TRẦN THIỆN TƯ

căng da mặt
Căng da mặt là phẫu thuật giúp da mặt thẳng lại, xóa đi những nếp nhăn do thời gian và các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài tác động vào làm cho da mặt bị lão hóa. Trước đây chỉ có người lớn tuổi thực hiện phẫu thuật này, nhưng hiện nay do nhiều người trẻ cũng có nhu cầu nên chỉ định căng da mặt ít còn phụ thuộc vào tuổi tác.

Biến đổi da khi lớn tuổi (sự lão hóa da)Sự lão hóa da chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, nội tiết, môi trường chung quanh, dinh dưỡng và cơ học. Trên phương diện vi thể, sự lão hóa da có các đặc điểm sau:

- Lớp biểu bì từ từ mỏng lại, da có tính chất acid hơn.

- Phần nối tiếp giữa biểu bì và bì cũng mỏng lại.

- Ở phần bì, các sợi liên kết rối loạn, sợi đàn hồi giảm, lượng dịch thấm vào giảm, lượng máu nuôi da giảm và các thành mạch dễ vỡ.

Tìm hiểu thuốc chống lão hóa da

THUỐC CHỐNG LÃO HÓA DA

Tác giả : BS. PHẠM THỊ KIM ANH (BV. Da liễu TPHCM)

Theo quy luật tự nhiên, đời sống của một người sẽ trải qua các giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử. Cùng với các cơ quan nội tạng, da cũng sẽ lão hóa theo tuổi tác.

Để tìm ra cách làm trăng da hiệu quả trước tiên phải hiểu cơ chế chống lão hóa

Da là cơ quan bao bọc cơ thể, giúp cơ thể chống chọi lại các tác nhân bên ngoài như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ nóng, lạnh v.v... Theo thời gian, da sẽ bị nhiều nếp nhăn, khô, teo mỏng, rối loạn sắc tố... Lão hóa da gồm có 2 hiện tượng chính, đó là lão hóa da nội tại và lão hóa da do môi trường.
Với mong muốn có một làn da tươi đẹp, con người đã luôn cố gắng tìm kiếm và cho ra đời những loại thuốc chống lão hóa da.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da


Thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi ngoài da

Cũng như thuốc uống hoặc tiêm, các dược phẩm bôi ngoài cũng có thể thấm qua da để vào máu và cơ thể. Hầu hết các thuốc bôi đều độc nên không được uống, tra mắt, mũi... Mức ngộ độc càng lớn nếu dùng trên diện rộng và lâu dài một số thuốc chứa thủy ngân, chẳng hạn như thuốc đỏ.


Khi dùng thuốc bôi ngoài da, phải chú ý đến cơ chế tác dụng của nó cũng như phản ứng của cơ thể đối với thuốc. Ngoài ra, thuốc còn phải thích hợp với tính chất và giai đoạn của thương tổn, tùy thuộc vào tuổi tác, vùng da của cơ thể (vùng nhạy cảm nhiều hay ít), tùy theo mùa, thời tiết, tính chất công tác, nghề nghiệp của người bệnh...